HƯỚNG MŨI NHỌN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG CANADA

Mặc dù CPTPP không có thị trường Mỹ – thị trường chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm của Việt Nam, nhưng còn nhiều thị trường có tiềm năng lớn như Australia, New Zealand, Chile, Canada.

Canada là thị trường rất tiềm năng của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may khoảng 13,3 tỷ USD/năm. Ảnh minh họa: TTXVN

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2019 sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Một trong những cơ hội đó chính là mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển, nâng cao kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may.

Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), mặc dù CPTPP không có thị trường Mỹ – thị trường chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm của Việt Nam, nhưng còn nhiều thị trường có tiềm năng lớn như Australia, New Zealand, Chile, đặc biệt thị trường Canada.

Canada là thị trường rất tiềm năng của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may khoảng 13,3 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Canada còn khá khiêm tốn, chỉ đạt khoảng 550 triệu USD/năm. Hiện Việt Nam chưa ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với Canada, do đó CPTPP sẽ giúp mở ra cơ hội để Việt Nam tăng tốc độ phát triển lĩnh vực dệt may tại thị trường này trong những năm tới.

Để nắm bắt thời cơ và có điều kiện tiếp cận thị trường Canada, nhiều Công ty Dệt may đã chủ động tìm kiếm, cung cấp nhiều thông tin cho các doanh nghiệp dệt may Canada, nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nhà nhập khẩu dệt may tại Canada. Tại đây, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã giới thiệu tiềm năng cũng như thế mạnh từng mặt hàng của mình tới các đối tác.

Hiện nay, với việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thời gian công ty ra mẫu sản phẩm mới chỉ còn từ 1 – 1,5 ngày so với 2 tháng như trước đây. Cùng đó, thời gian ra một sản phẩm mới để đến với thị trường đã giảm từ 8 tuần xuống còn 2 tuần.

Qua cuộc tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng Canada, các công ty có đánh giá, nhận định, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và đưa ra kế hoạch triển khai nhằm đạt mục tiêu khai thác nguồn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ của CPTPP đảm bảo chất lượng tốt, giá cạnh tranh, dịch vụ tốt.

Các công ty chú trọng trong việc đổi mới mô hình sản xuất, phát triển quy mô đơn hàng, thiết lập thời gian sản xuất và xây dựng đội ngũ nhân sự kinh doanh, thiết kế, kỹ thuật, chất lượng có thể trao đổi trực tiếp với đối tác để nắm bắt, thực hiện đúng yêu cầu.

Các doanh nghiệp đều nhận thấy sự quan tâm của doanh nghiệp Canada đối với mặt hàng dệt may xuất xứ từ Việt Nam. Song song đó, nắm bắt được yêu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng cung ứng như: chủng loại, chất liệu, giá cả, chất lượng sản phẩm, số lượng của đơn hàng, thời gian sản xuất…

Nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp kết nối với các khách hàng và giới thiệu các mẫu sản phẩm sản xuất và rút ra kết luận trong việc tận dụng lợi thế khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực là doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh khai thác tối đa nguồn cung nguyên liệu đáp ứng yêu cầu yarn forward theo quy tắc xuất xứ của CPTPP.

Đồng thời, tìm kiếm thêm các nhà cung cấp tại Việt Nam hoặc các nước thành viên của Hiệp định CPTPP nhằm đa dạng hóa các mặt hàng; xây dựng mô hình sản xuất linh hoạt, đáp ứng các đơn hàng số lượng lớn có chất lượng trung bình đến các đơn hàng nhỏ lẻ yêu cầu chất lượng cao.

Thông tin làm việc với Công ty Cổ phần Dệt Tân Tiến:

HOTLINE: (84.0258) 3730330 – 3882228 – 3882229